Đèn hơi natri áp suất thấp Đèn hơi natri

Hiệu ứng đặc biệt cho phim

Mô-đun đèn 35 W LPS/SOXMô-đun đèn 35 W LPS/SOX khi hoạt độngPhổ sáng của đèn natri áp suất thấp. 90% năng lượng để phát ra ánh sáng vàng.

Đèn natri áp suất thấp (LPS) có ống đèn làm bằng thủy tinh borosilicate bên trong có chứa natri rắn, một lượng nhỏ hỗn hợp khí neon và agon để khởi động quá trình phóng điện. Ống đèn có thể ở dạng ống dài (đen SLI) hoặc hình chữ U. Khi đèn mới được bật đèn phát ra ánh sáng mờ màu đỏ/hồng do quá trình làm nóng natri; sau một vài phút natri hóa hơi thì đèn mới hoạt động và phát ra ánh sáng màu vàng. Đèn hầu như chỉ phát ra ánh sáng đơn sắc màu vàng có bước sóng khoảng 589.3 nm do vậy rất khó để phân biệt màu sắc của vật thể được chiếu sáng.

Ống đèn LPS được bao bởi một lớp chân không, nhằm mục đích cách nhiệt từ đó làm tăng hiệu suất đèn. Đèn LPS đời cũ có lớp chân không có thể tháo ra được (đèn SO). Đèn có lớp chân không cố định (SOI) được phát triển nhằm tăng hiệu quả cách nhiệt. Cải tiến sau này người ta phủ thêm một lớp phản xạ hồng ngoại làm bằng ô-xít thiếc-indi (SOX)

Đèn LPS là một trong những loại đèn có hiệu suất cao nhất có thể đạt 200lm/W. Đèn chủ yếu dùng để chiếu sáng ngoài trời (ví dụ chiếu sáng công cộng, an ninh), khi không cần thiết phải phân biệt màu sắc. Một số nghiên cứu gần đây cho rằng trong điều kiện ánh sáng yếu thì ánh sáng trắng cho tầm nhìn tốt hơn.

Tương tự đèn huỳnh quang đèn LPS phát ra ánh sáng dịu và có dạng thẳng. Nó không phát ra ánh sáng chói như các dạng đèn phóng điện cường độ cao (HID), nó phát ra ánh sáng dịu hơn, và ít chói hơn. Không như đèn HID đèn LPS rất nhanh hồi phục độ sáng trong trường hợp điện chập chờn. Đèn LPS có các loại có công suất từ 10 W đến 180 W; có thể làm được đèn có ống đèn dài hơn, tuy nhiên do vấn đề về thiết kế và kỹ thuật nên người ta không làm ra những loại đèn đó.

Đèn LPS hiện nay có tuổi thọ khoảng 18000 giờ và độ sáng không giảm trong suốt tuổi thọ đèn mặc dù công suất tiêu thụ sẽ tăng dần đến khoảng 10% khi hết tuổi thọ. Điều này khác với đèn hơi thủy ngân HID, có độ sáng giảm dần theo tuổi thọ, nhưng công suất tiêu thụ không đổi.

Về vấn đề ô nhiễm ánh sáng

Ở những khu vực cần quan tâm đến vấn đề ô nhiễm ánh sáng như các trạm thiên văn, khu vực đẻ trứng của rùa biển, thì đèn LPS được ưu tiên sử dụng (như khu vực San Jose, Flagstaff, Arizona). Loại đèn này hầu như chỉ phát ánh sáng đơn sắc do đó gây ít ảnh hưởng nhất đến phổ quan sát của kính thiên văn. Ánh sáng vàng của đèn LPS cũng ít gây sáng bầu trời, do sự thích ứng để nhìn bóng tối của con người khiến cho mắt ít nhạy cảm hơn với ánh sáng vàng khi độ sáng bầu khí quyển ở mức thấp. Một hệ quả của việc sử dụng phổ biến ánh sáng công cộng là trong buổi những tối nhiều mây ở thành phố bầu trời sẽ sáng bừng lên do sự phản xạ ánh sáng từ những đám mây. Nơi mà đèn hơi thủy ngân là đèn chiếu sáng công cộng thì bầu trời sẽ nhuốm màu da cam.

Hiệu ứng đặc biệt cho phim

Quá trình bay hơi natri (thường được gọi là phông vàng) là một kỹ thuật phim dựa vào tính chất đơn sắc của đèn LPS.  Phim âm bản thông thường không nhạy với ánh sáng vàng của đèn LPS, nhưng có loại phim đen trắng đặc biệt có khả năng ghi nhận ánh sáng đó. Có thể sử dụng camera đặc biệt, khung cảnh được ghi lại đồng thời trên hai cuộn phim, một ghi lại cảnh diễn viên, một cuộn ghi lại hậu cảnh để có thể ghép với hậu cảnh khác sau này. Kỹ thuật này ban đầu đem lại kết quả vượt trội hơn so với kỹ thuật màn xanh, và từng được sử dụng trongnhững năm 1956 đến 1990, hầu hết bởi  Disney Studios. Những bộ phim sử dụng kỹ thuật này như: Alfred Hitchcock's The Birds, Mary Poppins, và Bedknobs and Broomsticks.

Tiến bộ trong kỹ thuật phông xanh lá cây và phông xanh da trời đã thu hẹp khoảng cách với kỹ thuật phông vàng khiến cho SVP không còn hiệu quả về mặt kinh tế.